CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ

Cơ điện tử tên tiếng Anh Mechatronics được tạo thành từ hai phần Cơ học (Mechanics) và Điện tử (Electronics). Cũng như tên gọi, ngành cơ điện tử là sự kết hợp của các ngành: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật điều khiển trong việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm công nghiệp.

Cơ điện tử bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên thế giới vào những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động làm cho lĩnh vực cơ điện tử, tự động hóa phát triển càng rộng lớn hơn nữa. Nó đang làm thay đổi nhanh chóng cách thức con người giao tiếp, làm việc và kết nối với nhau. Xe tự lái, máy bay không người lái, công nghệ in 3D, robot cao cấp là các hướng nghiên cứu tương lai của cơ điện tử, robotics

Triển vọng nghề nghiệp tốt nghiệp

Sinh viên ngành CNKT Cơ điện tử sau khi tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo ra các sản phẩm cơ điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống điều khiển, các dây chuyển sản xuất công nghiệp; có khả năng khai thác, vận hành, bảo trí, bảo dưỡng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới.

Cụ thể, kỹ sư ngành Cơ điện tử có thể làm việc ở các lĩnh vực, vị trí khác nhau như:

  • Kỹ sư thiết kế, vận hành phần cứng và phần mềm hệ thống điều khiển máy móc, hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp;
  • Chuyên viên tư vấn hỗ trợ công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lắp đặt, thi công hệ thống tự động về lĩnh vự cơ khí, điện, điện tử;
  • Chuyên viên tại các ban quản lý dự án, cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và GTVT;
  • Giảng viên, nhà khoa học tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu chuyên ngành cơ điện tử
Kỹ năng của sinh viên sau khi tốt nghiệp:
  • Thực hiện được công việc về gia công cơ khí (tiện trụ, phay mặt, hàn điện)
  • Xây dựng và thiết kế được mạch điện tử ứng dụng (mạch số, mạch công suất điều khiển động cơ…)
  • Có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành các quá trình sản xuất công nghiệp như robot công nghiệp, máy CNC, dây chuyền sản xuất công nghiệp PLC…
  • Phân tích quá trình điều khiển, quan hệ tích hợp hệ thống cơ điện tử, máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất công nghiệp và GTVT;
  • Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm;
  • Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cơ điện tử.

Xét tuyển và nhập học

Nộp phí xét tuyển: 100.000 đ theo hai hình thức sau:
1. Nộp trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh (theo địa chỉ nộp hồ sơ xét tuyển bước 2).
2. Chuyển khoản tới tài khoản của nhà trường theo thông tin:
– Tên tài khoản: Trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ Bách Khoa
– Số TK: 260 1000 1253 255
– Mở tại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Mỹ Đình
– Nội dung nộp tiền/chuyển khoản:
Họ tên học sinh <khoảng cách=””>Số căn cước công dân (CMTND)<khoảng cách=””>lệ phí tuyển sinh/học phí</khoảng></khoảng>

Gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển theo hai hình thức:
1. Nộp trực tiếp hoặc chuyển bưu điện đến văn phòng tuyển sinh 
– Khu vực Miền Bắc:
+ Tâng 4, Toà nhà Hải Phong, số 19, đường Trần Thủ Độ, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội
+ Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội
– Khu vực Miền Trung:
+ Phòng A6-Giảng đường A, số 102 đường Phùng Hưng, phường Thuận Thành, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Khu vực Cần Thơ:
+ Số 57, đường Cách Mạng Tháng 8, phường An Thới, quận Bình Thuỷ, Tp Cần Thơ..
2. Đăng ký xét tuyển online theo form bên dưới
3. Lưu ý: Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển:
– Đợt 1: từ ngày 01/08/2022 đến ngày 12/08/2022.
– Đợt 2: từ ngày 16/08/2022 đến ngày 28/08/2022.
– Đợt 3: từ ngày 04/09/2022 đến ngày 12/09/2022.
– Đợt 4: từ ngày 16/09/2022 đến ngày 28/09/2022.

Nhận Giấy báo trúng tuyển và làm thủ tục nhập học ( xác nhận đăng ký nhập học). (Nhà trường sẽ thông báo kết quả sau khi Hội đồng tuyển sinh xét tuyển và công bố kết quả)

Đăng ký

Đăng ký tuyển sinh